Ahrefs là một công cụ SEO thần thánh, hiệu quả và toàn diện nhất. Ahrefs giúp bạn nghiên cứu từ khoá và đối thủ một cách tổng thể, theo dõi tình trạng website và audit website. Chỉ có một vấn đề duy nhất với Ahrefs là giá cả vô cùng đắt đỏ. Bạn có thể xem bảng giá sử dụng Ahrefs 1 tháng dưới đây, giá thấp nhất mà bạn phải chi ra để sử dụng Ahrefs là 99$.
Nếu bạn mua chung Ahrefs tại các bên mua chung tools, mình lấy ví dụ như bên https://app.toolsclub.net/ chẳng hạn thì chi phí bỏ ra hàng tháng cũng phải trên 150 nghìn và số lần check cũng vô cùng hạn chế. Tuy nhiên Ahrefs cũng cho bạn sử dụng một số tính năng miễn phí không giới hạn. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng Ahrefs miễn phí không giới hạn để phân tích website của chính mình, xem sơ bộ về các website khác và nghiên cứu từ khoá.
Cách sử dụng Ahrefs miễn phí để phân tích website của bạn không giới hạn
Rất nhiều người không biết rằng họ có thể sử dụng Ahrefs để phân tích website của mình miễn phí, không giới hạn với 80% chức năng của Ahrefs so với phiên bản trả phí. Cách làm rất đơn giản:
Bước 1: Truy cập https://ahrefs.com/webmaster-tools, đăng kí một tài khoản Ahrefs miễn phí bằng tài khoản Google của bạn. Tài khoản Google này cần phải liên kết với Google Search Console website mà bạn muốn phân tích.
Bước 2: Sau khi đăng kí tài khoản Ahrefs thành công, bạn chọn Import dữ liệu website từ GSC.
Bước 3: Đồng ý cho Ahrefs truy cập dữ liệu vào tài khoản Google của bạn > Tick chọn Select all > Nhấn OK để cho phép Ahrefs truy cập vào các dịch vụ từ tài khoản Google của bạn.
Bước 4: Chọn website mà bạn muốn nhập dữ liệu vào Ahrefs và cho Ahrefs crawl, tick chọn các quyền mà bạn cho phép Ahrefs đọc từ website của mình. Ở đây, tài khoản Google của mình chỉ có một website là No Tools No Top, nếu Google Search Console của bạn quản lý nhiều website thì nó sẽ hiện toàn bộ ở đây. Hai tuỳ chọn mặc định sẽ bật là: Start first audit now và Schedule weekly audits, cá nhân mình sẽ bật thêm cả Crawl external links. Sau khi tick chọn xong bạn nhấn Import để quá trình nhập website bắt đầu.
Bước 5: Sau khi nhập xong toàn bộ website, màn hình sẽ hiển thị toàn bộ các dự án mà bạn đã đồng ý cấp phép cho Ahrefs. Ở màn hình tổng quan này, bạn có thể xem qua một số thông số của website như: Health Score, Domain Rating, Referring domains, Backlinks, Organic traffic, Organic keywords. Chọn 1 website để xem dữ liệu chi tiết hơn.
Bước 6: Sau khi đã vào trong một dự án, lúc này bạn có thể sử dụng đến 80% chức năng so với phiên bản trả phí để phân tích website của mình như xem traffic hằng tháng, số lượng và thứ hạng từ khoá, profile backlink,… Cách sử dụng Ahrefs để phân tích website, bạn tự tìm hiểu trên internet nhé!
Bạn cứ nhấn vào từng chức năng để khám phá, khi nào đến tính năng nào cần trả tiền để sử dụng, màn hình sẽ tự động See pricing, cá nhân mình cảm thấy những tính năng miễn phí đã là quá đủ để mình phân tích, audit và cải thiện website của mình.
Sử dụng Ahrefs để nghiên cứu từ khoá miễn phí
Ngoài việc phân tích website, Ahrefs còn cho bạn nghiên cứu từ khoá miễn phí với công cụ Free Keyword Generator. Với công cụ này, bạn chỉ cần nhập từ khoá bạn muốn kiểm tra, chọn khu vực, Ahrefs sẽ gợi ý cho bạn các từ khoá và câu hỏi liên quan kèm theo KD và Volume (khối lượng tìm kiếm trên tháng) của từ khoá đó. Bạn có thể nghiên cứu từ khoá tìm kiếm trên 4 nền tảng lớn là Google, Bing, Youtube và Amazon. Hạn chế của phiên bản miễn phí là nó sẽ chỉ hiển thị 100 kết quả đầu tiên.
Mình sẽ lấy ví dụ trong bài viết này với từ khoá: headphones
Bước 1: Truy cập vào từng đường dẫn sau nếu bạn muốn kiểm tra từ khoá trên các công cụ tìm kiếm khác nhau.
- Google: https://ahrefs.com/keyword-generator
- Bing: https://ahrefs.com/bing-keyword-tool
- Youtube: https://ahrefs.com/youtube-keyword-tool
- Amazon: https://ahrefs.com/amazon-keyword-tool
Bước 2: Nhập từ khoá bạn muốn kiểm tra, chọn khu vực > Sau đó chọn Find keywords
Bước 3: Bùm! Bạn sẽ có ngay cho mình danh sách 100 từ khoá và câu hỏi liên quan với volume theo thứ tự từ cao tới thấp kèm KD của từ khoá.
Bước 4: Lặp lại cách làm với các từ khoá được Ahrefs gợi ý ở phía trên, mình lấy ví dụ từ khoá bose wireless headphones, copy kết quả ra một sheet riêng, lặp đi lặp lại quá trình như vậy sau đó loại bỏ các từ khoá trùng lặp, bạn sẽ có danh sách từ khoá theo ý mình.
Nhược điểm của cách làm này là nó sẽ tốn của bạn rất nhiều thời gian. Mặt khác, Ahrefs chỉ hiển thị 100 kết quả đầu tiên vì thế cách làm này không hiệu quả khi bạn muốn nghiên cứu một thị trường, một niche nào đó tổng thể. Tuy nhiên đây là một cách hay để bạn nghiên cứu các từ khoá đuôi dài để bổ sung vào bài viết cho từ khoá chính.
Sử dụng Ahrefs để nghiên cứu 10 kết quả tìm kiếm đầu tiên
Với công cụ SERP Checker, Ahrefs cho phép bạn xem kết quả SERP với 10 kết quả đầu tiên một cách trực quan hơn so với việc bạn tìm kiếm trên Google. Không chỉ hiển thị tiêu đề, url mà nó còn hiển thị thêm cả các thông số của 3 URL top đầu như DR của website, UR, số lượng Backlinks của URL đó, số lượng Domains trỏ về URL, Traffic của riêng URL đó, số lượng Keywords mà nó xếp hạng. Từ các thông số trên bạn có thể ước tính được tài nguyên mình cần để xếp hạng top 3 cho từ khoá đó, traffic mà bạn có thể có được khi xếp hạng trong top 3. Truy cập: https://ahrefs.com/serp-checker để trải nghiệm tính năng này.
Công cụ này sẽ tương tự với Keyword Difficulty Checker, tuy nhiên Keyword Difficulty Checker ngoài hiển thị 10 kết quả tìm kiếm đầu tiên còn gợi ý cho bạn cần bao nhiêu backlink để xếp hạng top 10 cho từ khoá đó. Những gợi ý này chỉ mang tính chất tham khảo, nhiều khi rất tào lao, bạn nên dựa vào kinh nghiệm thực tế của mình để đánh giá độ khó của các từ khoá sẽ tốt hơn, trong bài viết Chiến lược nghiên cứu từ khoá 2024 dành cho các Blog, Niche Sites mình có đề cập đến cách làm thế nào để xác định độ khó thật sự của một từ khoá.
Sử dụng Ahrefs để check thứ hạng từ khoá miễn phí
Keyword Rank Checker cho phép bạn kiểm tra thứ hạng từ khoá của bất kì một website nào. Ngoài check được vị trí website của bạn trên Google cho từ khoá, tương tự như SERP Checker, nó cũng sẽ hiển thị thêm 10 kết quả đầu tiên kèm các thông số khác cho 3 kết quả đầu tiên. Cá nhân mình thấy đây là một tính năng rất hữu ích để bạn vừa kiểm tra thứ hạng từ khoá, vừa xem mình cần thêm những điều kiện gì để xếp hạng trên các đối thủ. Tuy nhiên nếu để check với số lượng từ khoá lớn thì mình sẽ sử dụng công cụ khác.
Link trải nghiệm Keyword Rank Checker: https://ahrefs.com/keyword-rank-checker
Sử dụng Ahrefs để kiểm tra DR và Backlink của đối thủ miễn phí
Backlink Checker của Ahrefs cho phép bạn kiểm tra Domain Rating, số lượng Backlink, Linking websites, phần trăm link do, no-follow, 100 backlink ngẫu nhiên của 1 website. Với Website Authority Checker thì nó sẽ chỉ hiển thị 3 thông số là Domain Rating, Backlinks, Linking websites.
- Backlink Checker: https://ahrefs.com/backlink-checker
- Website Authority Checker: https://ahrefs.com/website-authority-checker
Tìm kiếm cơ hội liên kết miễn phí bằng Ahrefs với Broken Link Checker
Broken Link Checker cho phép bạn tìm kiếm những liên kết hỏng trong và ngoài trên một website. Cái này cực kì hữu ích khi bạn audit website của mình, loại bỏ những liên kết 404 trên website. Bạn có thể tìm kiếm các broken link trên website khác và liên hệ với chủ website đó để thay thế bằng bài viết của bạn, bạn sẽ có ngay một backlink chất lượng. Mình hay sử dụng tính năng này với Wikipedia để tìm kiếm các URL hỏng sau đó loại bỏ chúng để nuôi tài khoản Wikipedia trust hơn.
Kết luận
Như vậy là mình đã gửi đến các bạn tất tần tật các tính năng miễn phí của Ahrefs. Mặc dù chúng còn nhiều hạn chế, tuy nhiên nếu bạn biết sử dụng chúng một cách linh hoạt và hợp lý, đây vẫn là những công cụ hỗ trợ vô cùng hiệu quả và hữu ích. Nếu không thích sự hạn chế của bản Ahrefs miễn phí bạn có thể sử dụng Semrush miễn phí full chức năng bằng cách đăng kí tài khoản trên ToolsClub. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo trên No Tools No Top.